Nhóm chính sách về hoạt động CSR trong mua hàng

Nhóm chính sách về hoạt động CSR trong mua hàng

Tác giả: Purchasing Vietnam

Hoạt động CSR hay hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong những năm gần đây, không còn là công cụ PR mà trở thành yếu tố chiến lược bền vững.

(Bài viết này nằm trong loạt nội dung thảo luận về việc xây dựng chính sách mua hàng trong doanh nghiệp.)

Mục tiêu của Hoạt động CSR

CSR là cam kết của doanh nghiệp trong việc cân bằng mục tiêu kinh doanh (lợi nhuận, thị phần…) với các yêu cầu về môi trường, xã hội và đạo đức, nhằm tạo ra giá trị lâu dài cho cả doanh nghiệp và cộng đồng. Trong chuỗi cung ứng, mua hàng là một mắt xích then chốt, vì quyết định mua hàng không chỉ ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng sản phẩm, mà còn tác động sâu rộng đến chuỗi cung ứng ngược (upstream) về môi trường, xã hội và nhân quyền.

Mục tiêu của CSR bao gồm:

    • Bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.
    • Tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong chuỗi cung ứng.
    • Tuân thủ pháp luật và quy định quốc tế, bao gồm luật môi trường, lao động, nhân quyền và các cam kết đạo đức.
    • Giảm thiểu rủi ro về uy tín và tài chính liên quan đến vi phạm đạo đức trong chuỗi cung ứng.

Các nguyên tắc hoạt động CSR trong Mua hàng

    • Minh bạch: Thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất, báo cáo ESG của nhà cung cấp.
    • Đạo đức: Tuyệt đối không chấp nhận tham nhũng, hối lộ và ép giá nhà cung cấp.
    • Bình đẳng & Công bằng: Trả giá công bằng, không phân biệt đối xử.
    • Bền vững môi trường: Ưu tiên nguyên liệu tái chế, giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng.
    • Tôn trọng nhân quyền: Không sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức; đảm bảo quyền lợi người lao động.

CSR về Môi trường

Hoạt động CSR về Môi trường thường gồm các nội dung như:

    • Yêu cầu tuân thủ: Xem xét khả năng tuân thủ các quy định về môi trường của nhà cung cấp như một điều kiện lựa chọn nhà cung cấp.
      • Luật pháp và quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải.
      • Tiêu chuẩn ISO 14001 (Environmental management systems) hoặc chứng nhận tương đương về quản lý môi trường.
      • Tiêu chuẩn ISO 20400 (Sustainable Procurement) cung cấp hướng dẫn tích hợp bền vững vào chính sách, quy trình mua hàng.
    • Áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của Nhà cung cấp (Supplier Code of Conduct) quy định rõ tiêu chí về môi trường, lao động, đạo đức.
    • Yêu cầu minh bạch hóa thông tin từ nhà cung cấp thông qua Báo cáo Phát triển bền vững liên quan đến nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất và xử lý chất thải.
    • Quy định xem xét ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp xanh: Xây dựng lộ trình từng bước, ưu tiên những nhà cung cấp trọng yếu.
      • Sử dụng nguyên liệu nguồn gốc hợp pháp, vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện môi trường cho sản phẩm;
      • Quy trình sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng;
      • Chương trình giảm phát thải net-zero và phương án xử lý chất thải.
    • Quy trình đánh giá rủi ro:
      • Thẩm định sơ bộ (desk audit) → kiểm toán thực địa (on-site audit) → đánh giá định kỳ.
      • Doanh nghiệp cam kết báo cáo định kỳ, minh bạch hóa chuỗi cung ứng
    • Chương trình đồng hành cùng nhà cung cấp: Hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ chi phí, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực khác.

CSR về Nhân quyền và Lao động

Hoạt động CSR về Nhân quyền và Lao động thường gồm các nội dung như:

    • Yêu cầu tuân thủ: Áp dụng chuẩn quốc tế, điều chỉnh linh hoạt theo bối cảnh địa phương.
      • Luật pháp và quy định về lao động
      • Tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
      • Chứng nhận SA8000 hoặc chứng nhận tương đương về tiêu chuẩn lao động (UN Global Compact,…)
    • Áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử của Nhà cung cấp (Supplier Code of Conduct) quy định rõ tiêu chí về môi trường, lao động, đạo đức.
    • Yêu cầu minh bạch hóa thông tin từ nhà cung cấp thông qua Báo cáo Phát triển bền vững liên quan đến tuyển dụng nhân sự, tạo lập môi trường làm việc, chế độ lương thưởng, phúc lợi.
    • Quy định về audit định kỳ và đột xuất để giám sát thực thi tại nhà máy.
    • Thiết lập kênh tiếp nhận thông tin ẩn danh cho người lao động tại nhà cung cấp, training nhân sự mua hàng phát hiện những rủi ro đạo đức.

KẾT LUẬN

Chính sách hoạt động CSR hiệu quả trong hoạt động mua hàng cần:

    • Đi kèm cam kết từ Ban điều hành
    • cơ chế đo lường (KPI CSR cho Bộ phận mua hàng), giám sát và minh bạch.
    • Gắn liền với chiến lược tổng thể của chuỗi cung ứng.
    • Hướng tới giá trị bền vững thay vì lợi ích ngắn hạn

(Đọc thêm 10 hoạt động CSR phổ biến mà các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng tại đây)

TỔNG KẾT:

Hình ảnh của doanh nghiệp xây dựng từ những viên gạch tốt sẽ bền vững với thách thức của thị trường

Liên hệ ngay
Chuyên gia đầu ngành

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí.





    Một số
    bài viết liên quan

    Cập nhật liên tục, thông tin chính xác. Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào!