So sánh báo giá nhà cung cấp bằng ma trận?

So sánh báo giá nhà cung cấp bằng ma trận?

Tác giả: Purchasing Vietnam

Làm thế nào để so sánh báo giá giữa các nhà cung cấp một cách trực quan nhất? Hãy suy nghĩ đến việc nếu chúng ta đưa chúng là thang điểm 10 để chấm điểm? Vấn đề là không như phép toán, đánh giá báo giá nhà cung cấp sẽ phải dựa trên nhiều tiêu chí không có tính tương đồng. Đó là lí do Purchasing Work VN giới thiệu đến bạn phương pháp ma trận. 

Hãy cũng PWV tìm hiểu ngay dưới đây, và đừng lo, nó không phức tạp như bạn nghĩ đâu !!!

Ma trận đánh giá báo giá (RFQ Comparison Matrix) là bảng so sánh song song các báo giá (Quotation) từ nhiều nhà cung cấp, giúp hiển thị đồng thời các thông số kinh tế và thương mại để doanh nghiệp dễ dàng đối chiếu và ra quyết định.

→ Công cụ không thể thiếu giúp so sánh, phân tích và lựa chọn nhà cung cấp một cách minh bạch, có hệ thống và logic trong quy trình mua hàng.

Cấu trúc & Thành phần Ma trận

Về cơ bản, một mà trận sẽ bao gồm các thông tin sau:

Cột/Biến số Mô tả
Tiêu chí (Criteria) Danh sách các yếu tố cần so sánh:
– Đơn giá (Unit Price)
– Thời gian giao hàng (Delivery Time)
– Điều kiện thanh toán (Payment Terms)
– Bảo hành & dịch vụ (Warranty/Service)
– Uy tín & kinh nghiệm (Reputation/Past Performance)
– Chứng chỉ, tuân thủ (Certifications/Compliance)Ví dụ với các gói mua lớn hoặc chiến lược, có thể thêm các yếu tố như:
– Khả năng đáp ứng đột xuất (Emergency Response)
– Vị trí địa lý (Lead Time based on location)
– Chi phí vận chuyển (Logistics Fee)
– Cam kết CSR, ESG (nếu là doanh nghiệp có chính sách bền vững)→ Chọn tiêu chí phù hợp: Không nên thêm quá nhiều tiêu chí nhỏ lẻ, hãy tập trung vào 4–6 yếu tố then chốt.
Trọng số (Weight) Mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí (%) — do người mua quyết định căn cứ chiến lược công ty.
Xác định chính xác trọng số: Cân nhắc chiến lược dài hạn — ví dụ với mua vật tư chiến lược, “Quality” có thể nặng hơn “Price”.
Giá trị nhà cung cấp A/B/C Giá trị cụ thể nhà cung cấp A, B, C đáp ứng cho từng tiêu chí.
Điểm đánh giá (Score) Chuyển giá trị thực thành điểm chuẩn (thường theo thang 1–10) để dễ so sánh.
Điểm trọng số (Weighted Score) Score × Weight, rồi cộng tổng để ra điểm cuối cho mỗi nhà cung cấp.

Vai trò của Ma trận RFQ Comparison Matrix

  • Minh bạch: Tập trung thông tin giá, điều khoản, thời gian giao, bảo hành… của tất cả nhà cung cấp lên một “bảng điểm” duy nhất.
  • So sánh nhanh: Nhìn được ngay ưu – nhược điểm tương đối của từng báo giá.
  • Hỗ trợ đàm phán: Giúp người mua chỉ ra chỗ chênh lệch, yêu cầu cải thiện điều khoản.
  • Ra quyết định khoa học: Dựa trên tiêu chí và trọng số rõ ràng, đảm bảo công bằng và tránh cảm tính.

Hình ảnh minh họa. Vai trò của ma trận có thể giúp bạn rất nhiều trong triển khai công việc

Các bước thực hiện 

  • Xác định tiêu chí phù hợp với mục tiêu mua (ví dụ: với nguyên liệu chiến lược sẽ ưu tiên chất lượng hơn giá). Có thể kết hợp TCO khi cần đánh giá tổng chi phí sở hữu dài hạn – bổ sung một cột TCO để so sánh song song với RFQ giúp cân nhắc chi phí vận hành, bảo trì…
  • Gán trọng số cho từng tiêu chí (total weight = 100%).
  • Thu thập số liệu từ báo giá (Quotation): đơn giá, phí vận chuyển, thời gian giao, điều khoản thanh toán…
  • Chuyển số liệu thành điểm (Score): Cần minh bạch phương pháp chấm điểm với cả nội bộ và nhà cung cấp để tránh tranh cãi. (ví dụ: nhà cung cấp có thời gian nhanh nhất → 10 điểm, lâu nhất → 1 điểm).
  • Tính điểm trọng số: mỗi tiêu chí điểm (score) × trọng số (weight)
  • Cộng tổng để ra “Weighted Score” cuối cùng, từ đó xếp hạng nhà cung cấp. Thực tế với sự thay đổi của điều kiện thị trường, doanh nghiệp cần cập nhật định kỳ – tái đánh giá ngay cả khi đã ký hợp đồng.

Ví dụ minh họa so sánh báo giá nhà cung cấp

Giả sử so sánh báo giá 3 nhà cung cấp cho một linh kiện:

Tiêu chí Weight Nhà cung cấp A Score A Weighted Score A Nhà cung cấp B Score B Weighted Score B Nhà cung cấp C Score C Weighted Score C
Đơn giá (Unit Price) 50% 100.000 VND 8 40.0 95.000 VND 9 45.0 105.000 VND 7 35.0
Thời gian giao (Lead Time) 30% 7 ngày 7 21.0 5 ngày 10 30.0 10 ngày 5 15.0
Thanh toán (Payment) 20% Net 30 9 18.0 Net 60 10 20.0 Net 30 9 18.0
Tổng 100% 79.0 95.0 68.0

→ Nhà cung cấp B có 95.0 điểm cao nhất → lựa chọn ưu tiên.

Hình ảnh minh họa. Sau khi tính toán và so sánh báo giá nhà cung cấp, bạn sẽ có kết quả trực quan nhất


KẾT LUẬN:

RFQ Comparison Matrix là bước khởi đầu quan trọng trong so sánh báo giá nhà cung cấp và lựa chọn “best”. Khi được xây dựng và sử dụng đúng, nó không chỉ giúp so sánh giá rõ ràng, mà còn đảm bảo quyết định mua hàng công bằng, khách quanphù hợp chiến lược của doanh nghiệp.

(Đọc thêm về cách sử dụng và các ví dụ ma trận so sánh báo giá tại link sau )

TỔNG KẾT:

Điều mà kẻ mạnh bộc lộ là khẳng định giá trị của cuộc sống, nhưng điều mà kẻ yếu bộc lộ là sự nghi ngờ về cuộc sống

Liên hệ ngay
Chuyên gia đầu ngành

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí.





    Một số
    bài viết liên quan

    Cập nhật liên tục, thông tin chính xác. Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào!