
Nhóm chính sách mua hàng hỗ trợ doanh nghiệp yếu thế
Tác giả: Purchasing Vietnam
Ngày đăng: 06/06/2025
Nhóm chính sách mua hàng hỗ trợ doanh nghiệp yếu thế ngày càng trở nên quan trọng. Hỗ trợ một hệ thống nhà cung cấp yếu thế không chỉ là việc đúng đắn về mặt đạo đức, mà còn là một quyết định chiến lược. Việc theo đuổi các mục tiêu xã hội của Bộ phận mua hàng góp phần xây dựng hình ảnh của một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng.
(Bài viết này nằm trong loạt nội dung thảo luận về việc xây dựng chính sách mua hàng trong doanh nghiệp.)
Nhà cung cấp yếu thế là ai?
Khi cơ cấu dân số và lực lượng lao động ngày càng đa dạng, các doanh nghiệp cần tuyển dụng và hợp tác với các nhà cung cấp từ nhiều cộng đồng khác nhau (thiểu số) – bao gồm người dân tộc thiểu số, cộng đồng LGBT, người khuyết tật, thương binh và các nhóm thiểu số khác.
Nhà cung cấp này là một nhóm đặc thù và thường gặp phải những thách thức riêng, bên cạnh các khó khăn chung mà mọi nhà cung cấp đều phải đối mặt:
-
- Thiếu khả năng tiếp cận vốn
- Áp lực tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ các doanh nghiệp lớn
- Khó khăn trong việc thu hút nhân sự chất lượng
- Quy mô nhỏ khiến họ phụ thuộc nhiều vào một vài khách hàng lớn
Chính sách này bao gồm?
Ban điều hành thường định hướng chính sách mua hàng từ nhà cung cấp yếu thế dựa trên hai lập trường sau:
-
- Hỗ trợ và phát triển nguồn cung ứng địa phương
- Ưu tiên mua hàng từ các nhà cung cấp là doanh nghiệp đủ điều kiện.
Mục tiêu của chính sách là phải tạo ra cơ hội công bằng và bình đẳng để tham gia vào quy trình mua hàng giữa các nhà cung cấp. Khi soạn thảo chính sách cần cụ thể hóa các bước nhằm đạt được mục tiêu nói trên, bao gồm:
-
- Thể hiện cam kết của Lãnh đạo trong việc hỗ trợ doanh nghiệp yếu thế.
- Đánh giá tiềm năng của các nhà cung cấp nhỏ và thiệt thòi để xác định nhóm có thể được hỗ trợ.
- Mời các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hợp đồng mua hàng.
- Thiết lập chỉ tiêu tối thiểu về tỷ lệ hợp đồng được giao cho nhà cung cấp nhỏ đủ điều kiện.
- Xây dựng chương trình đào tạo cho nhân sự mua hàng để nâng cao nhận thức về nhu cầu đặc biệt của nhóm nhà cung cấp này.
Trong thế giới, nhiều cơ quan chính phủ, vốn khuyến khích giao thầu phụ cho các doanh nghiệp nhỏ, thiểu số, thuộc vùng khó khăn, yêu cầu bắt buộc đối với các chính sách này trong hợp đồng mua sắm công. Một số tập đoàn lớn đã xây dựng quy trình sàng lọc nhà cung cấp đa dạng, doanh nghiệp thiểu số dựa trên các tiêu chí như:
-
- Nhà cung cấp có đủ năng lực hay không?
- Có đáp ứng định nghĩa “doanh nghiệp yếu thế” không?
- Có đáp ứng các tiêu chuẩn của doanh nghiệp không?
- Mức giá có cạnh tranh không?
- Năng lực cung ứng đến đâu?
Thách thức của Chính sách
Nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau đang cải thiện các chương trình phát triển nhà cung cấp yếu thế (Minority Supplier Development Programs – SDP). Tuy nhiên, sự phát triển của nhóm nhà cung cấp này vẫn bị hạn chế. Ví dụ: trong các ngành đang gặp khó khăn tài chính, việc đầu tư cho các chương trình thường không khả thi. Trong khi đó, ở các ngành có tài chính ổn định, rào cản lại nằm ở việc thiếu cam kết từ Lãnh đạo, khiến chương trình bị xem nhẹ hoặc không được phân bổ đủ ngân sách.
Một số kinh nghiệm thực tiễn
Một số kinh nghiệm thực tiễn được đánh giá cao và là yếu tố nền tảng quan trọng cho bất kỳ chương trình phát triển nhà cung cấp yếu thế nào, bao gồm:
-
- Yêu cầu nhà cung cấp cấp 1 (Tier 1) cũng phải có chỉ tiêu “diversity spend” cho doanh nghiệp yếu thế cấp 2 (Tier 2), và tích hợp yêu cầu này trong hợp đồng. Đồng thời, cần có hệ thống theo dõi trực tuyến để tăng tính minh bạch và tuân thủ.
- Phải có nhà cung cấp yếu thế trong tất cả yêu cầu báo giá (RFQ) mà không có ngoại lệ. Việc trao thầu vẫn dựa trên đánh giá hiệu quả, nhưng chính sách đảm bảo sự hiện diện bình đẳng.
- Liên kết mục tiêu đa dạng với chiến lược chuỗi cung ứng, đồng thời gắn KPI của Bộ phận mua hàng với chỉ tiêu đa dạng hóa để tăng tính cam kết.
- Luân chuyển nhân sự am hiểu và ủng hộ chính sách tới từng đơn vị trong Bộ phận mua hàng, đảm bảo đào tạo và hỗ trợ nhân sự mua hàng cũng như củng cố quan hệ nhà cung cấp. Cách tiếp cận này cũng cho phép theo dõi sát sao chi tiêu “diversity spend” với các nhà cung cấp đang được các SDP của doanh nghiệp phát triển.
- Tích hợp SDP vào toàn bộ doanh nghiệp, không chỉ Bộ phận mua hàng. Việc thành lập Ban đa dạng nhà cung cấp nên có sự tham gia từ tất cả các phòng ban như PR, Tài chính, Pháp lý, Nhân sự, R&D,… Điều này phản ánh rằng trách nhiệm đa dạng hóa nhà cung cấp không chỉ là trách nhiệm của Bộ phận mua hàng, mà là trách nhiệm chuỗi cung ứng toàn diện của cả doanh nghiệp.
(Đọc thêm: Chúng ta có cả một tổ chức về những doanh nghiệp như vậy, tham khảo tại link)
TỔNG KẾT:
Cộng đồng mạnh mẽ là thứ giúp doanh nghiệp đi xa hơn mong đợi
Liên hệ ngay
Chuyên gia đầu ngành
Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí.
Một số
bài viết liên quan
Cập nhật liên tục, thông tin chính xác. Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào!