Phân biệt sự khác nhau của Purchasing và Procurement

Phân biệt sự khác nhau của Purchasing và Procurement

Tác giả: Purchasing Vietnam

Bạn có thể đã nghe đến hai thuật ngữ “Purchasing” và “Procurement”? Đôi khi chúng có thể gây nhầm lẫn, vì cả hai đều có thể hiểu là thu mua trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự khác nhau của Purchasing và Procurement là rõ rệt về vai trò và phạm vi công việc. Nhiều doanh nghiệp không phân biệt rõ ràng giữa hai công việc này, điều này không hẳn là tốt. Nó gây một số “hiểu nhầm” và “sai khác” trong định hướng công việc. Việc hiểu rõ, hiểu đúng là quan trọng. Vậy nên hãy cùng PWV xem hiểu thế nào là đúng về vai trò của chúng nhé!

Xử lý yêu cầu mua hàng

Nhân viên Purchasing chủ yếu xử lý yêu cầu mua hàng theo dữ liệu đã được bộ phận yêu cầu cung cấp. Công việc của họ đơn giản là tìm kiếm nhà cung cấp, chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, lập đơn hàng và theo dõi quá trình giao nhận hàng hóa.

Nhân viên Procurement, không chỉ xử lý yêu cầu mà còn quan tâm đến lý do và mục đích đằng sau yêu cầu mua hàng. Họ sẽ chủ động tìm ra giải pháp tối ưu cho yêu cầu, đưa ra lời khuyên và thậm chí đưa ra các chiến lược cải tiến. Ví dụ như thay đổi nhà cung cấp hay chuyển đổi sản phẩm để giảm chi phí hoặc nâng cao chất lượng. Họ có thể xây dựng các đề án chiến lược, áp dụng kế hoạch dài hạn cho toàn doanh nghiệp.

Hình ảnh minh họa. Khác nhau rõ rệt về vai trò của Purchasing và Procurement

Tìm kiếm và đánh giá nhà cung cấp

Nhân viên Purchasing thường làm việc với các nhà cung cấp đã có sẵn trong hệ thống của công ty. Họ chỉ thực hiện công việc hỏi hàng, thương thảo và xử lý đơn hàng mà không quá chú trọng vào việc tìm kiếm nhà cung cấp mới.

Nhân viên Procurement luôn tìm kiếm các nhà cung cấp mới để cải thiện hiệu quả mua hàng và tiết kiệm chi phí. Công việc của họ bao gồm đánh giá nhà cung cấp. Đó là một quá trình yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng và kỹ năng phân tích để đảm bảo lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. Các công ty lớn có thể yêu cầu đánh giá nhà cung cấp qua nhiều vòng như thẩm định hồ sơ, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham quan cơ sở sản xuất, và phỏng vấn nhà cung cấp.

Liên kết với các bộ phận liên quan

Nhân viên Purchasing thường nhận thông tin yêu cầu mua hàng từ các bộ phận khác và thực hiện công việc mua hàng theo yêu cầu đó. Mối quan hệ của họ với các bộ phận khác thường chỉ dừng lại ở mức độ hoàn thành quy trình mua sắm.

Nhân viên Procurement, ngược lại, tham gia sâu vào quá trình mua hàng ngay từ khi yêu cầu phát sinh, đóng vai trò là đối tác chiến lược của các bộ phận trong công ty. Mối quan hệ của họ không chỉ đơn thuần là tiếp nhận yêu cầu mà còn bao gồm việc trao đổi, hợp tác để đưa ra các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.

Hình ảnh minh họa. Phân biệt qua đúng tạo thuận lợi cho công việc của bạn

Mục tiêu hoàn thành

Nhân viên Purchasing chủ yếu tập trung vào việc thực hiện yêu cầu mua hàng đúng hạn, đúng chất lượng và đúng giá theo yêu cầu đã định.

Nhân viên Procurement có mục tiêu lớn hơn là tạo ra giá trị cho công ty. Điều này có thể bao gồm tiết kiệm chi phí, cải tiến sản phẩm, nâng cao hiệu quả cung ứng, giảm thời gian giao hàng, hoặc tối giản quy trình mua sắm.

Năng lực làm việc

Nhân viên Purchasing thường không yêu cầu quá cao về kiến thức và kỹ năng, tuy nhiên vẫn cần có sự hiểu biết về quy trình mua hàng và các nghiệp vụ cơ bản.

Nhân viên Procurement cần có năng lực chuyên môn sâu rộng và khả năng quản lý các chiến lược mua sắm toàn diện. Công việc đòi hỏi kỹ năng phân tích, đàm phán, đánh giá nhà cung cấp, và thường liên quan đến việc xây dựng các kế hoạch chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.

Mức thu nhập

Nhân viên Procurement có mức thu nhập cao hơn nhiều so với nhân viên Purchasing, vì yêu cầu công việc đòi hỏi chuyên môn và năng lực vượt trội hơn. Họ thường có vai trò lãnh đạo hoặc quản lý bộ phận, điều này cũng giải thích cho mức lương cao hơn của họ.

Nhân viên Purchasing, mặc dù vẫn quan trọng, nhưng mức thu nhập thường thấp hơn vì công việc có tính chất thực thi đơn thuần và ít đòi hỏi chiến lược hoặc quản lý.

Với những phân tích trên, sự khác nhau của Purchasing và Procurement căn bản nằm ở tính chuyên môn. Purchasing thường gắn liền với các công việc thực tế, theo sát các yêu cầu cụ thể và thực thi các nhiệm vụ mua sắm cơ bản. Còn Procurement là một công việc mang tính chiến lược, bao quát và đòi hỏi kỹ năng cao hơn, từ việc phát triển các kế hoạch dài hạn đến việc tìm kiếm giải pháp tối ưu cho các yêu cầu mua sắm.

Bạn có nghĩ doanh nghiệp nên phân biệt rõ hai công việc này không? Hãy để lại bình luận và ý kiến tại hòm thư của Purchasing Work VN nhé!

(PWV khuyến khích bạn đọc thêm các cuốn sách hay về Procurement)

 

TỔNG KẾT:

Bạn viết nên câu chuyện cuộc đời mình bằng những lựa chọn của bản thân

Liên hệ ngay
Chuyên gia đầu ngành

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí.





    Một số
    bài viết liên quan

    Cập nhật liên tục, thông tin chính xác. Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào!