3 ý tưởng của Kỹ năng đàm phán trong mua hàng

3 ý tưởng của Kỹ năng đàm phán trong mua hàng

Tác giả: Purchasing Vietnam

Một chuyên viên mua hàng không thể không biết đàm phán. Sự khác biệt quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên khi thực hiện giao dịch chính là nguyên nhân chính dẫn đến đàm phán. Nó cần thiết, vậy kỹ năng đàm phán trong mua hàng chúng ta nên có là gì? Và tại sao không phải ai cũng có thể giỏi đàm phán?

Hãy cùng Purchasing Work VN xem qua 3 ý tưởng quan trọng của kỹ năng đàm phán trong mua hàng doanh nghiệp bạn nhé!

1st KEY – CHUẨN BỊ CHO MÌNH MỘT KẾ HOẠCH

Sai lầm thường thấy nhất khi đàm phán là nghĩ rằng năng lực miệng lưỡi có thể đảm bảo thành công của cuộc đàm phán. Người ta thường xem nhẹ sự chuẩn bị. Nhưng ngược lại, bạn có thể hỏi tất cả các chuyên gia, đọc hết các giáo trình, lời khuyên đầu tiên luôn luôn là Hãy chuẩn bị trước khi đàm phán. Chuẩn bị có thể đơn giản hoặc chi tiết tùy vào mức độ quan trọng của cuộc đàm phán nhưng tối thiểu luôn bao gồm những chỉ mục sau. PWV khuyến nghị bạn hãy lập chúng theo trình tự không bỏ sót.

Mục tiêu và kết quả của cuộc đàm phán

đảm bảo lựa chọn của bạn là khả thi và hợp lí

Lý do và lý luận chứng minh tính phù hợp của yêu cầu của bạn

đảm bảo là lý do đã được tìm hiểu kĩ càng, có lý luận xác đáng, dựa trên sự hợp lí và đảm bảo lợi ích cho hai bên.

Các kịch bản phản ứng của nhà cung cấp

thông qua hiểu biết về thái độ, phong cách, quy trình làm việc của đối tác dể đưa ra các tình huống/ câu trả lời của nhà cung cấp

Hình ảnh minh họa. Đàm phán đừng chỉ bằng sự thân thiện nụ cười và hi vọng đối phương sẽ cảm động vì nó.

2nd KEY -THỰC HIỆN ĐÀM PHÁN VỚI TÂM THẾ SẴN SÀNG

Các bạn Purchaser sẽ luôn gặp phải tình huống mà mình cảm thấy đã bị động ngay từ khi bắt đầu đàm phán. Kể cả bạn có chuẩn bị kĩ càng thế nào, lường trước được nhiều kịch bản xảy ra nhưng một khi tâm thế của bạn chưa sẵn sàng (biểu hiện bằng việc mất tự tin) thì khả năng bạn sẽ tự đưa mình vào vị thế “dưới” trong cuộc đàm phán.

Vậy làm thế nào để kiểm soát sự tự tin và kiên định trong khi đàm phán?

Thật khó để có một hướng dẫn hay phương pháp cụ thể nào, vì vấn đề này nằm ở cá nhân mỗi người. Nhưng có một vài gợi ý nhỏ sau đây

+ Chọn cách xưng hô và ngữ điệu: Chúng ta hay xưng hô theo tuổi tác nhưng đôi khi sẽ tạo ra rào cản vai vế, hãy chú ý đến điều này. Ngữ điệu cần dứt khoát, mạnh mẽ, ở vị thế đàm phán lợi ích chứ không phải xin xỏ

+ Điều tiết nhịp độ của cuộc đàm phán: Không cuốn theo cảm xúc, tốc độ, thái độ của đối phương. Khi họ muốn nhanh để hối thúc ta đưa ra quyết định, hãy chậm lại. Khi họ chần chừ hay lảng tránh, hãy thúc giục họ tập trung,…

+ Kết nối một số điểm chung: Việc này làm xóa nhòa cảm giác mất tự nhiên, dễ gây sự ngai ngùng, lúng túng. Điều này đôi khi cũng sẽ giúp đối phương dễ chấp nhận một số yêu cầu của bạn.

3rd KEY- ĐƯA RA KẾT LUẬN RÕ RÀNG VÀ ĐỒNG THUẬN

Một trường hợp không hề hiếm gặp là đôi bên “mập mờ” trong kết luận của cuộc dàm phán. Sau đó dùng lí do hiểu nhầm để thoái thác kết quả đàm phán. Đặc biệt xảy ra thường xuyên với các cuộc đàm phán sử dụng nhiều ngôn ngữ.

Kinh nghiệm làm việc tại một tập đoàn đa quốc gia cho tôi đươc tham gia những cuộc họp có đến 3,4 ngôn ngữ và các phiên dịch dịch nối tiếp nhau. Kết quả là thường xuyên có những câu hỏi kiểu như: Tôi hiểu thế này có đúng không? Hãy làm rõ lại nội dung này? Điều đáng lo hơn là việc hiểu sai hoặc chưa hiểu nhưng không đặt câu hỏi xác nhận.

Hãy lưu ý việc xác nhận kết quả đàm phán bằng văn bản, email hoặc report ngay sau khi đàm phán kết thúc. Trong đó, trình bày rõ rang rành mạch những nội dung đã được thống nhất. Và đừng quên yêu cầu đối tác xác nhận nhé.

 

TỔNG KẾT:

Đàm phán là một nghệ thuật, nhưng không phải là một nghệ thuật tùy hứng. Đàm phán cần qua việc được đào tạo, trải nghiệm và rút kinh nghiệm sau nhiều bài học

Liên hệ ngay
Chuyên gia đầu ngành

Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí.





    Một số
    bài viết liên quan

    Cập nhật liên tục, thông tin chính xác. Đừng bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào!